BỎ TÚI KINH NGHIỆM CHỌN MUA TỦ ĐÔNG CŨ VÀ TỦ ĐÔNG ĐỔI TRẢ
Lựa chọn tủ đông đã qua sử dụng giúp bạn tiết kiệm chi phí nhưng cũng mang lại những rủi ro nếu bạn không biết cách chọn mua. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Đức Thanh để bỏ túi ngay những kinh nghiệm chọn mua tủ đông cũ nhé!
Có nên mua tủ đông cũ không?
Lợi ích khi mua tủ đông cũ
Xét về giá cả, tủ đông cũ thường sẽ có giá thành rẻ hơn so với tủ đông mới, thậm chí có thể giảm 1 nửa so với giá gốc.
Xét về chất lượng, một số tủ đông cũ sẽ có chất lượng tốt, hoạt động ổn định, bạn có thể sử dụng chúng trong thời gian dài, mà không cần sửa chữa, bảo trì. Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng.
Xem thêm: NGUYÊN NHÂN TỦ ĐÔNG BỊ CHẢY NƯỚC VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Những nguy cơ tiềm ẩn khi mua tủ đông cũ
Khi sử dụng tủ đông cũ, người dùng thường hay gặp một số vấn đề như:
- Động cơ vận hành không được tốt, mất nhiều thời gian làm lạnh dẫn đến tiêu hao điện năng tiêu thụ.
- Tủ đông có dòng gas lạnh đời cũ không đạt tiêu chuẩn chất lượng, tiêu hao điện năng khi khởi động máy.
- Bên cạnh đó, một số sản phẩm cũ thường dễ bị hư hỏng, bởi thời gian sử dụng lâu, nên khi sửa chữa hoặc bảo trì tốn kém nhiều chi phí.
- Tủ đông cũ khi hoạt động, thường phát ra tiếng kêu gây khó chịu cho người dùng.
- Sản phẩm cũ sẽ có khả năng làm lạnh chậm và nhiệt độ làm lạnh thấp, làm lạnh không sâu, dẫn đến khả năng cấp đông thực phẩm không tốt.
Kinh nghiệm mua tủ đông cũ và tủ đông đổi trả
Xác định nhu cầu và ngân sách trước khi mua
Trước khi mua tủ đông cũ, bạn nên xác định rõ nhu cầu dự trữ thực phẩm cũng như ngân sách của gia đình.
Nếu nhu cầu sử dụng không nhiều, bạn nên lựa chọn dòng tủ đông nhỏ với dung tích khoảng dưới 450 lít. Bởi tủ đông càng to sẽ làm lãng phí điện năng, diện tích và tiền bạc. Ngược lại, nhu cầu sử dụng của bạn cao, có thể lựa chọn dung tích tủ trên 450 lít để đảm bảo khả năng lưu trữ thực phẩm.
Kiểm tra bề mặt bên ngoài và bên trong của tủ
Khi mua tủ về bạn cần kiểm tra kỹ 2 mặt bên trong và bên ngoài của tủ đông.
- Vỏ bề ngoài tủ: Không bị móp méo gì, không bị hoen gỉ. Đặc biệt, lớp sơn tủ còn giữ nguyên là tốt nhất. Bạn nên quan sát kỹ màu sơn của tủ, tránh mua phải tủ cũ được tân trang và làm mới.
- Vỏ bên trong tủ: Làm bằng kim loại hoặc bằng nhựa, vỏ bên trong cần phải còn phẳng, nhẵn, tuyệt đối không được móp méo, xung quanh không bị nứt, hở.
Kiểm tra độ kín của tủ đông
Khi mua về bạn cần phải kiểm tra điểm tiếp giáp giữa cửa tủ và tủ xem có bị móp méo, vênh hở không vì nếu mua phải tủ bị hở sẽ gây tiêu tốn điện năng và tủ sẽ bị đóng tuyết nhiều.
Sau đó, bạn kiểm tra xem gioăng tủ có đàn hồi tốt hay không, có kín không.
- Cách 1: Dùng tay sờ vào thành cửa tủ lạnh, nếu cảm nhận có hơi lạnh thoát ra nghĩa là gioăng của tủ đã bị hở.
- Cách 2: Đặt một tờ giấy mỏng vào mép cửa tủ, rồi đóng cửa lại. Nếu bạn dễ dàng rút được tờ giấy thì có thể gioăng cao su của tủ đã bị hở.
Cần kiểm tra kỹ bản lề cửa tủ xem có bị hoen gỉ, đóng cửa mở tủ có phát ra tiếng kêu hay bị lỏng lẻo, bản lề cửa tủ có bị bung ra không.
Kiểm tra hoạt động của máy nén
Máy nén rất quan trọng, chiếm một nửa giá trị của tủ nên bạn hãy kiểm tra kỹ, ưu tiên chọn máy có máy nén còn mới và hoạt động ổn định.
Kiểm tra máy nén khi đang hoạt động qua 2 yếu tố: tiếng kêu của máy nén và độ rung của máy.
- Nếu máy nén kêu to, đứng cách xa mà vẫn nghe thì nghĩa là máy nén đã xuống cấp, các chi tiết trong máy nén đã không còn khớp như lúc ban đầu.
- Nếu máy nén có độ rung nhiều bất thường khi hoạt động thì cũng có khả năng là máy nén đã bị hỏng, trục bên trong máy nén bị lỏng, vênh, cần sửa chữa.
Kiểm tra dàn lạnh
Nếu tủ đông không đủ độ lạnh có thể do máy yếu, thiếu gas do hở gas, dàn lạnh bị xì,.. Do vậy phải kiểm tra thật kỹ khả năng làm lạnh. Nếu mua tủ cũ, bạn nên chọn các loại tủ có dàn lạnh bền như dàn lạnh đồng để sử dụng được lâu dài hơn.
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra tủ đông có chế độ tự ngắt khi đủ nhiệt độ không, vì điều này để đảm bảo Rơ-le, Sensor hoạt động tốt.
Kiểm tra phụ kiện của tủ
Nếu mua tủ đông mà bị thiếu các phụ kiện sẽ gây bất tiện trong quá trình sử dụng. Bạn cần kiểm tra kỹ từng phụ kiện của tủ đông khi mua, tủ đông phải còn đầy đủ các phụ kiện sau:
- Khóa còn được sử dụng.
- Chìa khóa phải đảm bảo, không bị hư hỏng.
- Còn giỏ bên trong tủ.
- Các chỗ thoát hơi nước phải còn đầy đủ miếng che, đậy.
Kiểm tra hệ thống xả tuyết
Tủ đông cũ sẽ có hiện tượng hơi nước bị tồn đọng gây đóng tuyết. Do thường xuyên đóng mở tủ, không khí mang theo hơi nước bên ngoài môi trường sẽ đi vào trong tủ cùng với các loại thực phẩm có sẵn, gặp lạnh sẽ đọng lại thành một lớp sương tuyết dày.
Khi thấy tủ đông có lớp sương tuyết dày tức là độ ẩm của tủ thấp, thời gian sử dụng đã lâu và khi tiếp tục sử dụng sẽ gây tốn điện. Vì thế, nên lựa chọn những chiếc tủ đông có lớp sương tuyết mỏng để đảm bảo hiệu suất làm lạnh về lâu dài.
Kiểm tra mức độ và thời gian làm lạnh
Trước khi quyết định mua, bạn nên cho tủ hoạt động thử để kiểm tra và đánh giá mức độ và thời gian làm lạnh của sản phẩm. Nếu tủ làm lạnh kém hoặc thời gian làm lạnh lâu, thì sẽ không thể bảo quản tốt thực phẩm.
Chọn thương hiệu nổi tiếng
Chọn mua sản phẩm tủ đông có thương hiệu lớn, uy tín, có chất lượng tốt hơn nhiều những máy từ các hãng nhỏ, vì các hãng lớn sở hữu những công nghệ sản xuất chất lượng, tạo ra sản phẩm bền và an toàn hơn.
Kinh nghiệm mua tủ đông cũ là bạn nên lựa chọn những dòng tủ của các thương hiệu sau: Sanaky, Kangaroo, LG, Sunhouse,…
Thông qua thông tin trên bài viết, Điện máy XANH hi vọng sẽ giúp bạn tìm mua được chiếc tủ đông dễ dàng và hiệu quả nhất. Nếu có thắc mắc hãy bình luận cho chúng tôi biết nhé!