HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH LẮP LỌC NƯỚC GIẾNG KHOANG

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH LẮP LỌC NƯỚC GIẾNG KHOANG

Tại các vùng ngoại ô thành phố hay nông thôn, nhu cầu sử dụng nước cao trong khi hệ thống nhà máy cấp nước còn hạn chế. Vì vậy, lắp lọc nước giếng khoan là giải pháp được áp dụng chủ yếu ở nhiều hộ gia đình.

Hiện nay có 2 cách lọc nước giếng khoan phổ biến: lọc bằng bể chứa thô hoặc lọc bằng hệ thống nước giếng khoan chuyên nghiệp. Mỗi cách có ưu điểm và cách thức lắp đặt khác nhau, cùng Mutosi tìm hiểu ngay dưới đây:

1. Kỹ thuật lắp đặt lọc nước giếng khoan

Hệ thống lọc nước giếng khoan được thiết kế với công suất nhỏ. Tuy nhiên, hệ thống được tích hợp thêm máy móc để đảm bảo nguồn nước không lẫn tạp chất. Sản phẩm đủ khả năng cung cấp nước sạch cho các hộ gia đình, giúp bảo vệ gia đình bạn khỏi những mầm bệnh và ô nhiễm.

Kỹ thuật lọc nước giếng khoan có chi phí cao hơn so với phương pháp thiết kế bể lọc nước thông thường. Tuy nhiên, với mức chi phí này, gia đình bạn sẽ được sử dụng nguồn nước có chất lượng được cải thiện hơn rất nhiều.

Cơ chế hoạt động của hệ thống lọc:

Nước ở giếng khoan sẽ được bơm, chứa trong các bồn, bể chứa để lắng cặn và phục vụ mục đích tích trữ. Nguồn nước này sẽ đi qua các thiết bị lọc như: lọc thô, lọc tinh và thiết bị làm mềm nước.

Nước sau khi được xử lý sẽ được loại bỏ các kim loại nặng, tạp chất và đựng trong các bồn để sử dụng dần. Từ vị trí này, nguồn nước sẽ tới được toàn bộ các thiết bị sử dụng nước trong gia đình.

1.1. Lắp hệ thống lọc nước giếng khoan 1 bồn

Thiết bị cần chuẩn bị:

  • Bồn chứa nước sạch hoặc bồn chứa nước đầu vào, chiều cao tối thiểu từ 1m trở lên.
  • Máy bơm nước công suất phù hợp.
  • Hệ thống các cột lọc (nhựa PVC, inox, nhựa composite,…)
  • Đặc biệt không thể thiếu sỏi, than hoạt tính lọc nước, cát mangan, cát thạch anh,…

Các bước chi tiết:

Tham khảo các bước lắp lọc nước giếng khoan 1 bồn chứa cho hộ gia đình:

Bước 1: Xác định nguồn nước

Trước tiên, bạn cần xác định nguồn nước khi đưa vào hệ thống lọc nước là gì, mục đích phục vụ nhu cầu nào, sau đó lựa chọn hệ thống lọc nước phù hợp.

Bước 2: Lựa chọn loại bồn chứa và vị trí đặt

Chỉ sử dụng bồn chứa nước sạch:

Trường hợp chỉ sử dụng bồn chứa nước sạch thường được áp dụng với nguồn nước giếng khoan chỉ nhiễm phèn nhẹ. Với cách lắp đặt này, nước giếng khoan sẽ được bơm trực tiếp qua hệ thống cột lọc để xử lý. Sau đó nước thành phẩm sẽ được chứa ở bồn để sử dụng.

CÁCH LẮP LỌC NƯỚC GIẾNG KHOANG
CÁCH LẮP LỌC NƯỚC GIẾNG KHOANG

Xem thêm: CÁCH XỬ LÍ NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM SAU MÙA MƯA

Chỉ sử dụng bồn chứa nước đầu vào:

Bồn chứa nước đầu nguồn sẽ được đặt ở trước hệ thống các cột lọc nước giếng khoan nhiễm phèn nặng. Bơm sẽ đưa nước vào bồn chứa nước đầu nguồn, tiếp đến đi qua các cột lọc, quá trình oxy hóa một phần kim loại nặng cũng sẽ được diễn ra tại đây. Sau đó, nước thành phẩm sẽ được đưa trực tiếp đến các điểm sử dụng trong gia đình.

CÁCH LẮP LỌC NƯỚC GIẾNG KHOANG

Bước 3: Kiểm tra chất lượng nước

Tiến hành xả nước cặn đầu để bỏ đi. Sau khi nước đã trong thì mới bắt đầu xả nước lọc vào bồn chứa nước sinh hoạt. Ngoài ra, các gia đình cũng cần kiểm tra chất lượng nguồn nước có sạch hay không, hệ thống hoạt động có ổn định không để kịp thời phát hiện sự cố.

CÁCH LẮP LỌC NƯỚC GIẾNG KHOANG

Lưu ý khi lắp đặt:

  • Các chủ gia đình cần xác định nhu cầu sử dụng và chất lượng nguồn nước gia đình mong muốn để lựa chọn vật liệu lọc nước đúng tính chất.
  • Cần đổ các lớp lọc nước dày hơn thông thường nếu chất lượng nguồn nước xấu, nhu cầu sử dụng lớn.
  • Có thể sử dụng phương pháp lắp lọc nước giếng khoan 1 bồn cho các nguồn nước ao hồ, giếng khơi.

1.2. Lắp hệ thống lọc nước giếng khoan 2 bồn

Sơ đồ hệ thống lọc nước giếng khoan 2 bồn:

Thiết bị cần chuẩn bị:

  • Bồn chứa nước thô tự xây bằng bê tông hoặc sử dụng những bồn chứa bằng nhựa, composite, inox.
  • Máy bơm nước giếng công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng nước.
  • Hệ thống lọc nước giếng khoan hoàn chỉnh bao gồm nhiều vật liệu: đá thạch anh, đá mangan, than hoạt tính,…
  • Phao cơ hoặc phao điện chống tràn nước trong bể. Khi bể chứa nước sạch đạt đến một giới hạn nhất định, hệ thống báo sẽ nổi lên làm cho hệ thống van đóng lại, ngăn không cho dòng nước chảy qua.
  • Bồn chứa nước sạch có thể tích phù hợp.
  • Hệ thống cút nối chia đường nước tinh khiết thành các đường dẫn khác nhau, tạo sự liên kết giữa lõi lọc và dẫn truyền nước liền mạch, hạn chế tối đa tình trạng rò rỉ nước sạch.

Các bước chi tiết:

Tham khảo thêm hướng dẫn cách lắp lọc nước giếng khoan 2 bồn cho gia đình đơn giản:

Bước 1: Xác định nguồn nước

Cách lắp hệ thống lọc nước này phù hợp với những nguồn nước bị nhiễm phèn nặng. Vì vậy, các gia đình có thể vận dụng để lọc nước giếng khoan. Thông qua quy trình lọc, nước sẽ được oxy hoá 1 phần kim loại nặng, độc hại, đưa trực tiếp đến các điểm sử dụng nước trong gia đình.

Bước 2: Tìm vị trí đặt hệ thống

Hệ thống lọc có thể tăng áp lực chảy xuống khi sử dụng, vì vậy nên để ở những vị trí cao như sân thượng trong gia đình để toàn bộ các thiết bị sinh hoạt đều có thể sử dụng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có định giữa bồn chứa nước thô và bồn chứa nước sạch để tăng khả năng hoạt động hiệu quả.

Bước 3: Kết nối bồn chứa nước thô

Bồn thứ nhất được dùng để chứa nước đầu, bồn thứ 2 chứa nước thành phẩm. Vì vậy, khi kết nối bồn chứa nước thô, bạn cần đảm bảo tối thiểu đáy của bồn thứ nhất cao bằng với miệng của bồn thứ 2.

Bước 4: Kiểm tra chất lượng nước

Tương tự với cách lắp lọc nước giếng khoan 1 bồn, các gia đình cũng cần xả nước cặn đầu để kiểm tra chất lượng nước sau lọc.

Lưu ý khi lắp đặt:

  • Bồn chứa nước thành phẩm luôn đầy, vì vậy có thể sẵn sàng phục vụ bất cứ nhu cầu hoạt động nào của các thành viên trong gia đình.
  • Chú ý diện tích lắp đặt do 2 bồn chứa cần diện tích lớn. Ngoài ra các hộ gia đình cũng cần gia cố chắc chắn đối với bể chứa nhựa.
  • Chi phí của phương pháp lắp đặt 2 bồn chứa cao hơn mặt bằng chung, vì vậy các chủ hộ cần cân nhắc kỹ lưỡng.

2. Lắp đặt bể chứa thô lọc nước giếng khoan

Lắp đặt bể chứa thô lọc nước giếng khoan là giải pháp quen thuộc với nhiều hộ gia đình do cách thực hiện đơn giản. Bể chứa thô thường được xây bằng bê tông, giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí hơn.

Công suất lọc nước của các bể chứa thô đáp ứng được nhu cầu của các gia đình nhỏ, ít thành viên. Với cách làm này, nồng độ phèn có trong nước được giảm đi đáng kể, bà con hoàn toàn yên tâm sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

Sơ đồ lọc bể chứa:

CÁCH LẮP LỌC NƯỚC GIẾNG KHOANG

Thiết bị lắp đặt bể chứa:

  • Sỏi có kích thước nhỏ từ 0.5 đến 1cm.
  • Than hoạt tính lọc nước nên chọn mua than gáo dừa là hàng Việt Nam, tuyệt đối không được sử dụng than hoa.
  • Cát Mangan chuyên dụng để khử sắt và mangan có trong nước. Đây đồng thời cũng là vật liệu khử sắt quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống.
  • Cát thạch anh: Loại cát chuyên dụng để lọc trong các cột lọc.

Các bước chi tiết:

Bước 1: Vệ sinh bể lọc và bể chứa nước

Bước đầu tiên vô cùng quan trọng thường bị nhiều gia đình bỏ qua chính là bước vệ sinh sạch sẽ bể lọc và bể chứa nước. Đảm bảo cả 2 bể phải được hút sạch nước bẩn, không còn cặn bẩn, nấm mốc, rong rêu mới tiếp tục bước thứ 2.

CÁCH LẮP LỌC NƯỚC GIẾNG KHOANG

Bước 2: Tạo ống dẫn nước

Đổ lớp sỏi đầu tiên có độ dày khoảng 10cm vào dưới đáy của bể. Tiến hành khoan các lỗ đặt bên bề mặt ống nhựa, tiến hành đặt ống dẫn kết nối giữa các lớp sỏi để dẫn nước ra bên ngoài. Lưu ý hệ thống ống nhựa này sẽ kết nối trực tiếp với bể chứa. Vì vậy không nên đổ quá nhiều sỏi để không bị tắc hệ thống và không mang lại tác dụng lọc nước cao.

Bước 3: Đổ vật liệu tạo các lớp lọc

  • Đổ 1 lớp cát thạch anh với độ dày từ 30 đến 40cm vào bể lọc nước.
  • Tiếp theo đổ cát Mangan chuyên dụng để chúng xử lý nước nhiễm phèn và các kim loại nặng.
  • Tiếp đến là 1 lớp than hoạt tính dày 10cm (nên chọn than dừa hoạt tính) để khử màu, mùi cho nước tốt hơn.
  • Cuối cùng là lớp Filox lọc khử sắt với độ dày khoảng 10cm.

Bước 4: Hoàn thiện bể lọc

Để tăng khả năng lọc nước, bạn có thể thêm 1 lớp cát thạch anh lên trên cùng với độ dày từ 10 đến 15cm. Đồng thời sử dụng thêm giàn phun mưa hoặc bộ trộn khí khi lắp lọc nước giếng khoan để tăng hiệu quả trong quá trình xử lý nước nhiễm sắt. Đồng thời đây cũng là giải pháp khử mùi tanh hôi trong nước giếng khoan được nhiều gia đình áp dụng.

Lưu ý:

  • Đảm bảo độ dày của từng lớp nguyên liệu phải đạt chuẩn từ 50cm trở lên.
  • Chú ý kỹ thuật lắp đường xả nước để nguồn nước được đảm bảo chất lượng và hệ thống lọc nước có độ bền cao trong quá trình sử dụng.
  • Tỷ trọng cát sỏi so với nước đạt: 1300kg/m3. ‘
  • Khi lắp lọc nước giếng khoan cần cân đối diện tích dựa trên quy mô, cấu trúc của từng nơi. Chỉ cần lắp đặt đúng thứ tự chỉ dẫn là gia đình bạn sẽ có nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn chất lượng cho phép để sử dụng.

3. Giá hệ thống lọc nước giếng khoan

Giá ước tính: Tuỳ thuộc vào diện tích, công nghệ và phương pháp lắp lọc nước giếng khoan, mức giá ước tính từ 3.500.000 vnđ đến 20.000.000 vnđ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lắp đặt:

  • Hệ thống kết nối ống nước: Hệ thống đường ống nước càng xa, khoảng cách giữa các thiết bị với bể chứa càng xa thì chi phí càng tăng cao.
  • Các thiết bị cần sử dụng: Các phần, bộ phận của hệ thống được làm với các chất liệu khác nhau như bê tông, nhựa, nhôm cũng sẽ có mức giá khác nhau.
  • Công lắp đặt: Với các hộ gia đình có khả năng tự gia công tại nhà sẽ tiết kiệm được 1 khoản tiền thuê nhân công lắp đặt.

Bài viết trên đã cung cấp từ A đến Z hướng dẫn lắp lọc nước giếng khoan trong từng trường hợp cho mọi gia đình.