TOP 5 CÁCH XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN AN TOÀN, HIỆU QUẢ CAO
Cách Xử lý nước giếng khoan đảm bảo an toàn, đủ tiêu chuẩn làm nước cấp sinh hoạt cho người dân tại các vùng nông thôn là vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm. Bài viết hôm nay Đức Thanh Tây Ninh sẽ chia sẻ tới các bạn một số phương pháp xử lý nước giếng khoan gia đình thành nước sạch ăn uống sinh hoạt. Dành ít phút cùng theo dõi bài viết với chúng tôi nhé!
Tổng quan về xử lý nước giếng khoan
1. Nước giếng khoan nguồn gốc từ đâu?
Nước giếng khoan là nguồn nước cấp được sử dụng chủ yếu tại các vùng nông thôn tại Việt Nam. Được lấy từ nguồn nước ngầm sâu trong lòng đất, qua nhiều lớp trầm tích. Bằng cách khai thác và khoan từ trên mặt đất xuống mạch nước ngầm. Được đưa trực tiếp vào sử dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.
Nguồn nước ngầm mà giếng khoan bơm lên hàng ngày được hình thành do quá trình nước từ bề mặt vỏ trái đất thẩm thấu qua các lớp trầm tích và đọng lại thành mạch ngầm sâu trong lòng đất. Các nguồn nước mặt thẩm thấu tạo thành mạch ngầm có nguồn gốc từ: nước mưa, nước từ ao hồ-sông suối, kênh rạch….
2. Đặc điểm tính chất của nước giếng khoan
Với tốc độ phát triển mạnh về kinh tế xã hội, công nghiệp mà các nguồn nước ngầm hiện nay có nguy cơ gây ô nhiễm rất cao. Chính vì thế mà nguồn nước giếng khoan cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong nước có chứa nhiều tạp chất độc hại có thể kể tới như:
Nhiễm các hóa chất độc, các hợp chất hữu cơ bẩn
Hoạt động sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của con người chính là tác nhân gây ảnh hưởng tới môi trường nước. Đơn cử như việc chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt hàng ngày vẫn được bài trừ ra môi trường mà không hề có bất cứ một biện pháp an toàn nào. Chất thải này ngấm vào đất, rồi thấm dần xuống lớp trầm tích, ăn sâu vào mạch nước ngầm. Gây ô nhiễm nước ngầm, trong nước sẽ chứa những hóa chất độc hại, các loại chất hữu cơ bẩn.
Các hoạt động sản xuất, chăn nuôi cũng vô tình tạo ra những chất thải ô nhiễm khác mà chúng ta rất dễ thấy. Tất cả các loại chất thải này khi gặp mưa, gặp nước dần ngấm sâu vào đất, đi thẳng vào mạch nước ngầm. Ngay tại các gia đình khi sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng nước giếng khoan.
Nước giếng khoan nhiễm vi khuẩn có hại
Theo kết quả nghiên cứu khảo sát, nguồn nước giếng khoan tại các địa phương hiện nay đều có chứa vi khuẩn. Phổ biến nhất là vi khuẩn e.coli, coliform…nhiều nơi nguồn nước giếng còn nhiễm khuẩn mang bệnh về đường ruột như: vi khuẩn tả-lỵ, thương hàn….Đây đều là những vi khuẩn có trong chất thải không được xử lý. Lâu ngày sẽ theo nước bề mặt ngấm dần vào đất. Sinh sôi phát triển rất nhiều trong mạch nước giếng khoan.
Nước giếng nhiễm kim loại nặng gây hại cho sức khỏe
Hiện nay công nghiệp khai khoáng tại nước ta rất phát triển. Những kim loại nặng không được quy hoạch kiểm soát tốt, ngấm vào đất và nước. Rồi ăn sâu qua các lớp trầm tích xâm nhập vào mạch nước ngầm. Hòa lẫn trong dòng nước. Khiến cho nước giếng khi bơm lên bị nhiễm kim loại nặng. Mà đây là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Đặc biệt là các bệnh về da, ung thư….
Nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn
Nhiều vùng giáp biển, bị nước mặn xâm nhập nên việc mạch nước ngầm nhiễm mặn, nhiễm phèn cũng không quá bất ngờ. Khi nước giếng bị nhiễm mặn-phèn như vậy, muốn sử dụng đòi hỏi phải mất công đoạn rất phức tạp để chưng cất lấy nước ngọt.
Màu sắc không trong, dễ có mùi lạ
Nước giếng khi được bơm từ sâu trong lòng đất lên sẽ tác dụng với oxy của không khí. Gây đổi màu, màu sắc ngả dần sang vàng. Và rất dễ có những mùi lạ như: tanh, hôi…..Gây nguy hiểm cho người sử dụng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
3. Xử lý nước giếng khoan là gì?
Thực tế thì xử lý nước giếng khoan là quá trình bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Được thực hiện với mục đích cải thiện chất lượng nước đạt các thông số an toàn. Phù hợp với mục đích sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống hoặc cung cấp nước cho công nghiệp; duy trì dòng chảy; hay tái tạo sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Điều cơ bản của việc xử lý loại nước cấp này chính là loại bỏ hết các chất độc hại; các thành phần gây ô nhiễm. Hoặc làm giảm nồng độ những chất đó xuống mức cho phép trong giới hạn an toàn.
4. Vì sao phải xử lý nước giếng khoan trước khi đưa vào sử dụng?
Như đã nêu ở phần trên về đặc điểm tính chất của nước giếng khoan. Chúng ta có thể thấy bản chất đây không phải nguồn nước cấp sạch, an toàn. Vì thế mà việc xử lý trước khi đưa vào sử dụng có vai trò rất quan trọng. Nếu nước không qua xử lý mà dùng trực tiếp dẫn dễ dẫn tới những nguy hiểm sau:
- Các loại hóa chất độc hại, kim loại nặng trong nước có thể gây ra các bệnh về da; bệnh đường hô hấp; …..chất độc hại có thể bị tích tụ lâu ngày trong người gây ra các bệnh ung thư.
- Các vi khuẩn sống có hại gây các bệnh về đường ruột – tiêu hóa. Thậm chí có thể tạo ra các loại virus gây dịch bệnh trên diện rộng đối với con người lẫn vật nuôi.
- Nước giếng khoan nhiễm mặn-phèn còn gây ra độ cứng cao; ảnh hưởng tới sinh hoạt. Da dẻ bị nước ăn, quần áo xỉn màu, nhanh rách….
- Thiết bị đựng nước, máy móc dễ bị hư hỏng, ăn mòn hoặc đường ống bị tắc.
Cách xử lý nước giếng khoan an toàn đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước giếng khoan được người dân áp dụng mang lại hiệu quả cao. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn một số cách xử lý phổ biến nhất. Đảm bảo mang lại nguồn nước đủ tiêu chuẩn cho sinh hoạt, ăn uống và sử dụng.
1. Các cách dùng hệ thống lọc nước giếng khoan
Trong phương pháp lọc nước giếng này lại có rất nhiều cách khác nhau. Bạn có thể xây dựng hệ thống bể lọc nước; sử dụng bộ lọc đầu nguồn; cũng có thể sử dụng các loại máy lọc nước hoặc các loại cột lọc nước. Cụ thể từng loại có thể tóm tắt cụ thể như sau:
Xử lý nước giếng khoan bằng hệ thống bể lọc liên tục
Cách thực hiện
Hệ thống bể lọc nước giếng khoan gia đình được thiết kế khá đơn giản. Không tốn nhiều chi phí, nguyên vật liệu dễ tìm. Theo đó thì một bể lọc nước như vậy sẽ có 3 ngăn chính: ngăn lắng – ngăn lọc và ngăn chứa. Nhiều gia đình không xây dựng ngăn chứa có thể sử dụng dụng cụ chứa trực tiếp từ ngăn lọc chảy ra.
Ngăn lắng được đặt ở vị trí trên cùng, là nơi tiếp nhận nước khi bơm từ giếng khoan lên.
Ngăn lọc liền kề phía dưới ngăn lắng. Được thiết kế nhiều tầng lớp vật liệu khác nhau nhằm mục đích loại bỏ những tạp chất ra khỏi nước như:
- Lớp cát đen, cát thạch anh trên cùng tiếp xúc nước từ ngăn lắng chảy xuống sẽ có tác dụng giữ lại các kim loại như: sắt, mangan và khử đi mùi tanh của nước. Luôn duy trì nước ngập bể lọc thì hiệu quả tạo độ mịn cho lớp vật liệu này sẽ tốt nhất.
- Lớp cát mangan, than hoạt tính tiếp tục hấp thụ mùi và khử màu của nước. Và loại bỏ một số tạp chất hòa tan trong nước. Nên sử dụng loại than hoạt tính càng mịn càng tốt.
- Lớp dưới cùng là sỏi sẽ tạo ra các khoảng trống để tiếp nhận nước, làm nước sạch hơn. Có độ thoáng cao để nước lưu thông tốt hơn khi chảy sang quá trình lọc tiếp theo.
Thông thường để đảm bảo hiệu quả của việc lọc nước giếng bằng bể lọc. Người ta sẽ xây dựng 3 bể lọc với cấu trúc giống nhau. Lọc liên tiếp như vậy 3 lần mới đưa nước vào sử dụng trong sinh hoạt.
Ưu nhược điểm của phương pháp bể lọc nước giếng khoan
Đây là phương pháp truyền thống, dễ áp dụng và chi phí thấp. Tuy nhiên về đánh giá khách quan thì phương pháp này không mang lại hiệu quả cao; tồn tại nhiều mặt hạn chế; chỉ loại bỏ được những tạp chất có kích thước đủ lớn; kim loại nặng và vi khuẩn vẫn tồn tại. Mặt khác thì các lớp vật liệu phải được thay định kỳ gây nhiều khó khăn. Nước sau khi lọc lưu trữ trong bể chứa hoặc bồn chứa đều rất dễ bị tái nhiễm. Việc xây dựng bể lại chiếm nhiều diện tích, không phải gia đình nào cũng áp dụng được.
Lọc nước giếng khoan bằng bộ lọc đầu nguồn
Đây là biện pháp hiện đại, tiện lợi và mang lại hiệu quả cao. Được sử dụng rất phổ biến tại nhiều gia đình hiện nay. Công suất lọc đa dạng phù hợp với nhu cầu sử dụng nước sạch hiện nay của các gia đình. Bộ lọc đầu nguồn có thiết kế khá đơn giản, gồm các cột composite có chứa các vật liệu lọc chuyên dụng bên trong. Là thiết bị được thiết kế chuyên xử lý nguồn nước cấp từ giếng khoan.
Thông thường một bộ lọc đầu nguồn như vậy sẽ có 3 cấp độ khác nhau. Nước sau khi lọc đạt tiêu chuẩn an toàn, các thông số nước trong giới hạn cho phép. Đủ điều kiện phục vụ cho sinh hoạt ăn uống của người dân.
Cách xử lý nước giếng khoan bằng máy lọc nước gia đình
Các gia đình tại nông thôn hiện nay đều ưa chuộng sử dụng các loại máy lọc nước này. Một sản phẩm thiết kế nhỏ gọn, có hệ thống xử lý nước tinh khiết tới 99%. Nguồn nước sau lọc máy có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi. Tuy nhiên hiệu quả lọc lại phụ thuộc nhiều vào thương hiệu của máy, công nghệ lọc được sử dụng…. Vì thế đòi hỏi các gia đình phải có sự tìm hiểu, đánh giá thật kỹ trước khi đầu tư. Bộ lọc của máy lọc nước phải được thay theo định kỳ mới có thể đảm bảo hiệu quả lọc cao và an toàn.
2. Cách xử lý nước giếng khoan bằng hóa chất an toàn
Đố với nhiều hộ gia đình không có điều kiện để ứng dụng công nghệ lọc nước giếng. Hoàn toàn có thể nghĩ tới phương án sử dụng hóa chất. Phổ biến nhất hiện nay là hóa chất khử trùng nước giếng Cloramin B. Loại hóa chất này được đóng gói với nhiều hình thức khác nhau. Rất tiện lợi cho người sử dụng, tùy thuộc vào lượng nước cần xử lý mà chúng ta đưa ra lựa chọn khác nhau.
Ví dụ như nếu thể tích nước giếng cần xử lý có thể tích nhỏ như: chum, vại, chậu, xô…. Chỉ cần sử dụng cloramin B dạng viên 0.25g hoặc gói bột Aquatabs 67mg. Theo liều lượng như sau: 0.25g dùng đủ cho 25 lít nước giếng; 1 gói bột 67mg dùng đủ cho 20 lít nước. Với thể tích nước nhiều hơn sẽ nhân theo tỷ lệ để ra liều lượng.
Riêng đối với nguồn nước giếng khoan dùng chung cấp cho cả khu, nên sử dụng hóa chất cloramin B 27% clo hoạt tính. Khi thực hiện xử lý nước cần có hướng dẫn chỉ đạo của nhân viên kỹ thuật. Đảm bảo đúng quy trình, đúng thông số yêu cầu.
Cách thực hiện
- Cho 1 viên cloramin B loại 0.25g vào thùng nước 25 lít hoặc cho 1 gói Aquatab 67mg vào thùng nước 20 lít đã được lắng trong. Sau đó khuất đều hỗn hợp hóa chất trong đó. Đậy nắp lại và chờ trong 30 phút sau có thể đưa vào sử dụng được.
- Với nguồn nước cấp lớn sử dụng hóa chất cloramin B 27% liều lượng được tính như sau: Cứ 3g bột cloramin 27% sẽ xử lý được thể tích nước giếng khoan 300 lít đã làm trong. Thực hiện tương tự như cách làm với thể tích nhỏ và đợi sau 30 phút có thể đưa vào sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng hóa chất xử lý nước giếng khoan
- Nước sau khi xử lý bằng hóa chất đủ điều kiện để phục vụ cho sinh hoạt. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cần đun sôi mới uống; không uống trực tiếp khi chưa đun sôi.
- Không sử dụng đồng thời cloramin B cùng với phèn nhôm. Nên tiến hành làm trong nước bằng phèn nhôm trước sau đó khử trùng bằng cloramin B. Nếu dùng đồng thời tì phèn sẽ làm mất tác dụng của clo. Hiệu quả khử trùng không cao.
- Sau quá trình khử trùng phải ngửi thấy mùi hắc của clo thì mới thành công. Nước giếng khoan lúc này mới đủ điều kiện an toàn sử dụng.
- Trong trường hợp lỡ tay cho quá liều lượng hóa chất cloramin B. Nên mở nắp thùng chứa nước và đợi ít nhất trong 1 giờ cho nước bớt mùi nồng hãy sử dụng.
3. Cách xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn bằng cột lọc
Đây là phương pháp khá thông dụng, được sử dụng trong trường hợp xác định được nước bị nhiễm phèn. Cột lọc nước giếng hoạt động theo cơ chế sử dụng áp lực nước tự nhiên hoặc dùng bơm đẩy. Nước giếng sau khi được đẩy qua các lớp vật liệu bên trong cột lọc sẽ được loại bỏ những tạp chất có nguồn gốc từ kim loại; khử được mùi; nâng độ pH…Phương pháp cột lọc nước giếng này có thể sử dụng ngay sau khi lọc. Không sử dụng hóa chất nên dùng được ngay để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của người dân.
Cách thức vận hành hoạt động dễ dàng. Lắp đặt nhanh, linh động tại nhiều vị trí khác nhau. Việc xả phèn lắng ra ngoài cũng chỉ cần vài thao tác đơn giản. Lõi lọc có độ bền cao, thời gian sử dụng lâu dài. Tối đa lên tới 3 năm mới phải thay lõi lọc 1 lần. Tiết kiệm chi phí về lâu dài cho người dân, phù hợp với nhu cầu sử dụng tại các vùng nông thôn hiện nay. Chi phí đầu tư cột lọc ban đầu khá cao, nếu lựa chọn loại cột lọc vỏ nhựa để ngoài trời rất nhanh hỏng. Phải sử dụng loại inox hoặc composite để nâng cao tuổi thọ nhưng sẽ tốn thêm chi phí đầu tư.
4. Cách xử lý nước giếng khoan bị đục bằng vôi bột CaCO3
Vôi bột là một loại hợp chất phổ biến hiện nay, được dùng nhiều trong xử lý môi trường. Chi phi rẻ mà lại có nhiều tác dụng tuyệt vời. Làm trong nước giếng khoan bị đục bằng vôi bột được nhiều gia đình áp dụng. Vôi bột có chức năng chính là làm lắng phèn lại để nguồn nước cấp được trong hơn. Như các bạn đã biết thì vôi có thành phần chính là CaCO3, dễ làm tăng độ pH của nước. Khiến cho phèn trong nước giếng kết tủa nhanh chóng, lắng lọc đơn giản để loại bỏ.
Để sử dụng phương pháp này bạn chỉ cần pha theo liều lượng 50g vôi bột vào khoảng 1m3 nước. Để cặn lắng xuống và tách chiết phần nước trong phía trên để sử dụng. Cách này chỉ nên ứng dụng cho thể tích nước nhỏ sẽ tiện lợi hơn.
5. Cách dùng tro bếp xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn
Tro bếp rất sẵn ở các gia đình vùng nông thôn nước ta; loại tro này có thành phần chính là K2CO3, khi được hòa tan vào trong nước sẽ phân hủy gặp sắt tạo kết tủa và lắng xuống. Cách này áp dụng với lượng nước nhỏ tại gia đình nhằm tiết kiệm chi phí. Cứ trung bình 2 bát tro bếp sẽ ứng với khoảng 100l nước. Đợi kết tủa lắng xuống tiến hành lọc gạn là có thể sử dụng nước.
Phương pháp này không độc hại, lại không tốn chi phí. Nhưng thời gian thực hiện lâu, không sử dụng được ngay. Hiệu quả không cao, chỉ sử dụng trong trường hợp tạm thời, muốn làm giảm hàm lượng phèn trong nước.
Trên đây là những chia sẻ của Đức Thanh Tây Ninh về các cách xử lý nước giếng khoan hiện nay. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua hóa chất xử lý nước, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi – công ty CP XNK Hóa Chất và Thiết Bị Kim Ngưu để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất nhé.