GÓC GIẢI ĐÁP: VÌ SAO ĐÈN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI KHÔNG SÁNG HOẶC SÁNG KHÔNG ỔN ĐỊNH?

GÓC GIẢI ĐÁP: VÌ SAO ĐÈN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI KHÔNG SÁNG HOẶC SÁNG KHÔNG ỔN ĐỊNH?

Trong quá trình sử dụng đèn năng lượng mặt trời, đôi khi khách hàng sẽ gặp phải những trường hợp đèn sáng mập mờ hay chỉ sau một thời gian sáng lại mờ đi hoặc tắt hẳn không sáng. Vì sao lại có tình trạng này? Và xử lý ra sao? Đức Thanh  sẽ giải đáp đến quý khách trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tấm pin không nhận đủ ánh nắng từ mặt trời

Đèn năng lượng mặt trời hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng được dự trữ bằng tấm pin.

Trường hợp tấm pin không nhận đủ ánh nắng do đặt không đúng vị trí hay tấm pin bị che bóng bởi các vật khác sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất chiếu sáng của đèn.

Cụ thể, vào ban ngày, nếu pin lưu trữ không được sạc đủ năng lượng điện thì ban đêm đèn sẽ hoạt động ít hay không hoạt động được.

Lời khuyên: Bạn nên lắp đặt pin ở vị trí có thể tận dụng tối đa năng lượng từ ánh sáng mặt trời, tấm pin được thiết liền thể ở mặt trên của đèn hoặc rời thể (tách rời) với đèn phải được đặt theo góc nghiêng để tiếp xúc tốt với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, với góc nghiêng sẽ giúp tấm năng lượng khó bám bụi bẩn hơn và hạn chế bị đọng nước vì vậy sẽ hấp thu ánh nắng tốt hơn.

Trung bình cứ 1 giờ hấp thụ ánh sáng từ mặt trời, đèn sẽ có khả năng chiếu sáng từ 1.5 – 2 giờ. Quý khách có thể đặt tấm pin ở nhiều vị trí khác nhau, sau đó lựa chọn nơi mà tấm pin nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Điều này sẽ giúp đèn hoạt động tốt và liên tục.

VÌ SAO ĐÈN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI KHÔNG SÁNG?
VÌ SAO ĐÈN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI KHÔNG SÁNG?

2. Đèn năng lượng mặt trời không sáng do chưa bật công tắc

Nhiều trường hợp công tắc đèn vô tình bị chuyển sang chế độ tắt, điều này cũng khiến đèn không hoạt động nên không thể chiếu sáng vào ban đêm.

Hoặc bạn chưa kích hoạt chế độ auto trên remote vì đối với một số đèn yêu cầu bạn phải vừa bấm ON sau đó bấm nút AUTO để kích hoạt chế độ tự động.

Lời khuyên: Bạn hãy kiểm tra lại và đảm bảo công tắc đèn đang bật để đèn được hoạt động tốt nhất.

3. Đèn năng lượng mặt trời tiếp xúc với ánh sáng khác

Hiện nay, hầu hết các dòng đèn năng lượng mặt trời đều được trang bị bộ cảm biến ánh sáng. Bộ phận này có chức năng phát hiện ánh sáng từ bên ngoài và tự động bật tắt, không cần sự tác động từ người dùng.

Đèn đường năng lượng mặt trời được tính toán và thiết kế để có thể hoạt động từ lúc hoàng hôn đến bình minh, với bộ cảm biến quang có khả năng phát hiện nguồn sáng và kích hoạt bật tắt đèn tự động.

Nhiều trường hợp người sử dụng đặt đèn ở gần khu vực có sẵn nhiều nguồn sáng khác như đèn ngoài đường, đèn từ nhà hàng xóm…Điều này khiến thiết bị lầm tưởng là ban ngày và tự động tắt sáng.

Lời khuyên: Bạn có thể dùng vật gì đó che phủ bộ cảm biến quang để kiểm tra xem bộ phận này còn hoạt động tốt hay không. Nếu thấy đèn bắt đầu hoạt động bình thường thì bạn nên thay đổi vị trí lắp đặt cho đèn hoặc tấm năng lượng đến vị trí không bị ảnh hưởng bởi nguồn sáng khác.

Lưu ý: cảm biến ánh sáng được tích hợp trong tấm pin năng lượng mặt trời. Nên nếu tấm pin rời thì bạn chỉ cần thay đổi vị trí lắp pin.

4. Chưa kéo thẻ chắn trên pin lưu trữ

Một số sản phẩm đèn năng lượng mặt trời khi mới mua sẽ đôi khi được trang bị một tấm thẻ kéo ở vị trí đựng pin, điều này giúp ngăn chúng xả năng lượng trong quá trình vận chuyển.

Lời khuyên: Bạn cần kiểm tra và gỡ bỏ tấm thẻ này ra trước khi thử sạc đèn.

5. Bị bóng râm che khuất tấm pin

Bóng râm từ cây cối có thể che khuất tấm pin khiến pin không nhận đủ ánh nắng mặt trời để chuyển hóa thành năng lượng dự trữ. Vì vậy, vào ban đêm đèn sẽ không hoạt động trong thời gian dài gây bất tiện cho người sử dụng.

Lời khuyên: bạn cần thường xuyên tỉa bỏ bớt cây cối xung quanh hoặc nhanh chóng đặt đèn ở vị trí không bị ảnh hưởng bởi bóng râm để pin hấp thụ ánh sáng tốt và chuyển hóa năng lượng đạt mức tối đa.

VÌ SAO ĐÈN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI KHÔNG SÁNG?

6. Pin không được sạc đầy

Tấm pin đèn năng lượng mặt trời không được sạc đầy vào ban ngày cũng là một lý do khiến đèn không chiếu sáng tốt vào ban đêm. Điều này thường xảy ra vào những ngày nhiều mây, ngày ngắn hơn đêm hay vào những ngày lạnh, tấm pin thường kém hiệu quả hơn trong việc lưu trữ năng lượng.

Lời khuyên: đối với các khu vực có thời tiết không thuận lợi (mưa nhiều, thời tiết lạnh, có nhiều mây, sương mù,…) bạn nên chọn mua những chiếc đèn năng lượng mặt trời sử dụng tấm năng lượng Mono, vì chúng có khả năng chuyển đổi quang năng tốt hơn so với tấm năng lượng Poly thông thường. Tất nhiên, chi phí đầu tư ban đầu của bạn cũng sẽ cao hơn.

>> Xem ngay: CÁC LỖI THƯỜNG GẶP CỦA CAMERA EZVIZ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

7. Đèn năng lượng mặt trời không sáng do bị nước vào

Hiện nay, đa số các dòng đèn năng lượng mặt trời đều được chế tạo từ chất liệu có khả năng chống thấm tốt.

Tuy nhiên, thường sau một cơn mưa lớn sẽ có nước bám trên đầu đèn. Có loại đèn phần nước dễ thoát ra ngoài, nhưng lại có loại lại dễ bị nước ảnh hưởng đến mạch bên trong, khiến đèn không hoạt động tốt.

Lời khuyên: Để tránh việc nước tích tụ trên đầu đèn, bạn có thể kiểm tra bằng cách tháo tấm bên trên bằng kim loại hay nhựa ra khỏi đầu đèn. Hoặc bạn có thể lau chùi phần dính nước của đèn, đem cất giữ vài ngày để làm khô đèn.

8. Tấm pin bị dính bẩn

Sau một thời gian dài hoạt động, các tấm pin đặt trên cao sẽ bị bám bụi bẩn và tích lũy ngày càng nhiều, từ đó khiến chúng không hấp thụ được ánh sáng mặt trời.

Lời khuyên: Bạn có thể sử dụng một miếng vải ướt mịn cùng nước tẩy rửa rồi lau chùi sạch, sau đó bạn cần dùng miếng vải khô sạch lau thật kỹ để tránh trường hợp các giọt nước còn sót lại làm đổ bóng trên tấm năng lượng làm giảm hiệu quả sạc. Và cũng đừng quên lắp nghiêng tấm năng lượng để bụi bẩn, lá cây khó bám hơn.

9. Đèn sáng sau 1-2 giờ sẽ bị mờ đi

Vấn đề này cũng có nhiều khách hàng hay thắc mắc nhưng bạn đừng lo lắng về vấn đề này. Mỗi chiếc đèn được sản xuất sẽ có một cơ chế khác nhau nhưng 90% các mẫu đèn năng lượng mặt trời trên thị trường đều sẽ tự động giảm độ sáng dần từ giờ sáng thứ 2 đến giờ sáng thứ 12.

Sẽ tùy vào hệ thống bo mạch đã được lập trình sẵn như: sau mỗi giờ đèn sẽ giảm 10% độ sáng cho đến khi còn 30% thì không giảm nữa; hoặc 06 giờ đầu đèn sẽ sáng 100%, 06 giờ tiếp theo sẽ sáng 50% độ sáng,… đó là 02 ví dụ để bạn hiểu hơn về cơ chế mờ ánh sáng trên đèn năng lượng mặt trời.

Tại sao lại có cơ chế làm mờ ánh sáng như vậy?

  • Mục đích là để duy trì độ sáng được xuyên suốt 12 giờ chiếu sáng và cũng đảm bảo lượng pin tích trữ có thể đủ để hoạt động trong 2-3 ngày nếu gặp thời tiết không thuận lợi.
  • Để giảm giá thành sản phẩm, vì những chiếc đèn không giảm độ sáng trong suốt 12 giờ sẽ có giá thành rất cao vì chúng cần một lượng pin tích trữ lớn và tấm năng lượng đủ lớn để nạp cho pin tích trữ tương ứng.
  • Tránh lãng phí không cần thiết vì thật sự sau 23h:00 thì không cần một ánh sáng quá mạnh nữa.

10. Đèn năng lượng mặt trời chất lượng kém

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi quảng cáo bán đèn năng lượng mặt trời với giá rẻ nhưng quý khách cần lưu ý để mua được hàng chính hãng.

Nhiều trường hợp khách hàng mua phải hàng kém chất lượng, chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng đèn đã bị giảm hiệu suất chiếu sáng hoặc hư hỏng, dẫn đến không sáng nữa. Đây không phải là vấn đề ít gặp, đã có rất nhiều khách hàng liên hệ với Đức Thanh để bảo hành các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.

Lời khuyên: Cần tìm mua đèn năng lượng mặt trời tại địa chỉ uy tín, tin cậy, có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường. Hiện nay, đèn năng lượng mặt trời do Đức Thanh cung cấp là sản phẩm chất lượng và được khách hàng tin tưởng trong nhiều năm liền. Quý khách có thể tham khảo thêm các sản phẩm của Đức Thanh để lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

Trên đây là tổng hợp thông tin giải đáp vì sao đèn năng lượng mặt trời không sáng hoặc chiếu sáng kém để bạn tham khảo.